image banner
Những điều cần biết về bệnh cúm A và cách phòng, tránh
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus, có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Cúm A đa số lành tính và có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhóm nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người già cần được phòng ngừa cúm A tránh lây nhiễm bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não... Cúm A rất dễ lây lan từ người sang người thông qua các giọt dịch tiết trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khoảng cách lây nhiễm có thể lên tới gần 2m. Ngoài ra cúm A còn có thể lây lan nếu bạn chạm vào các bề mặt/ vật dụng có chứa vi rút cúm rồi sau đó đưa tay chạm mắt, mũi, miệng. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác ngay trong thời gian ủ bệnh – trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng. Vi rút có thể lây nhiễm từ 1 ngày trước khi phát bệnh cho tới 1 tuần sau đó. Riêng đối với trẻ em hoặc người có sức khỏe kém thì thời gian lây nhiễm có thể kéo dài hơn.

1. Cúm A là gì?

Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp. Virus cúm lây nhiễm ở người được phân thành 3 nhóm chính là A, B và C. Trong đó, virus Cúm A có thể nghiêm trọng và gây ra lây lan trên diện rộng.

Một số trường hợp Cúm A nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị can thiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh diễn biến nặng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.              

          Virus Cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm cực kỳ nhanh. Do đó có thể tạo ra các chủng cúm mới từ mùa này sang mùa khác. Các loại chim hoang dã chính là vật chủ tự nhiên của virus Cúm A. Vì vậy, loại cúm này còn được gọi với tên khác là cúm gia cầm. Có thể lây lan trên cả động vật và con người.

Người bị Cúm A có thể lây bệnh cho người khác thông qua dịch tiết có chứa virus. Các chuyên gia cho rằng, giọt bắn khi người nói chuyện, ho, hắt hơi có thể bay xa đến 2m. Nếu vô tình rơi vào miệng, mũi của những người xung quanh sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan.

Ngoài ra, việc người nhiễm Cúm không đeo khẩu trang cũng làm tăng nguy cơ lây cúm cho người khác. Thực tế, virus khi được bắn ra ngoài có thể bám vào đồ vật và tồn tại đến 48h. Hoặc thậm chí là lâu hơn. Người bình thường nếu chạm phải, sau đó vô tình đưa lên mũi, miệng sẽ có nguy cơ lây bệnh.

2. Biểu hiện Cúm A

Người bị Cúm A thường xuất hiện các triệu chứng một cách đột ngột. Phổ biến nhất là: Ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh,…

Đôi khi các triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần các biện pháp điều trị can thiệp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày không khỏi. Gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh.

Với trẻ em, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai khi mắc cúm cần hết sức lưu ý. Đây đều là những đối tượng có hệ miễn dịch tương đối yếu. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng tai, hen suyễn , viêm phổi, phế quản,… Thậm chí là tử vong hoặc sẩy thai.

Vì vậy, nếu sau một tuần mà tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đi kiểm tra ngay.

3. Phân biệt Cúm A với cúm thường

Do có nhiều triệu chứng khá tương đồng, Cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, đây lại là hai loại bệnh lý khác nhau. Sau đây là cách phân biệt Cúm A với cảm cúm thông thường:

- Triệu chứng cúm thường

+ Chảy nước mũi

+ Hắt hơi nhiều

+ Sổ mũi, nghẹt mũi

+ Đau đầu

+ Ho kèm sốt nhẹ

+ Nhức cơ

+ Người mệt mỏi

- Triệu chứng Cúm A

+ Ho, khó thở

+ Đau đầu, mệt mỏi

+ Cơ thể đau nhức

+ Sưng hạch hầu họng

+ Viêm, đau nhức vòm họng

+ Sốt trên 38,5 độ

+ Tê bì chân tay

+ Buồn nôn

 4. Một số lưu ý cách phòng, tránh:

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, trong mùa dịch cần tránh nơi đông người. Nhóm đối tượng nguy cơ như người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em... cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

- Khi có các triệu chứng cúm như: Sốt, ho, sổ mũi, đau đầu... nên đến các cơ sở y tế khám để xác định bệnh và có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

- Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, lau chùi vật dụng, đồ chơi bằng hóa hóa sát khuẩn.

- Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ,

- Tăng cường sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục hàng ngày.

- Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Nhóm đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai....

Nhìn chung cúm A rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nhóm người có sức đề kháng kém. Vì vậy hãy đến cơ sở y tế ngay khi thấy các dấu hiệu trở nặng để được theo dõi và xử trí kịp thời. Vì sức khỏe của mình, gia đình và xã hội mỗi người dân cần thực hiện tốt việc phòng, chống Cúm A theo khuyến cáo để được phòng, chống bệnh Cúm A, giảm tỷ lệ mắc bệnh Cúm A mang lại hiệu quả cao trong việc dự phòng tích cực, bảo vệ sức khỏe./.

Anh-tin-bai

                                                                                                                         Sưu tầm:   CCVH _ XH

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND Xã Tân Ninh
Địa chỉ: UBND Xã Tân Ninh
Email:......
Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Tài Tuệ; Chức vụ:Trưởng phòng Văn Hóa - Xã Hội
Ghi rõ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa xã Tân Ninh hoặc tanninh.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT