image banner
Di tích LSVH Trần Khát Chân (Nghè Giáp)
Nghè Giáp có vị trí quan trọng trong làng xã, không chỉ mặt văn hóa tâm linh mà còn là nơi thờ các vị tiên công, có công khai phá buổi đầu lập làng, ở chính gian giữa, trước đây được kê một sập gỗ gụ lớn để cho các ông Nghè ngồi (khi đã vinh quy bái tổ - tức là, những người đậu thái học sinh – tiến sỹ) ngoài ra chỉ những cụ có tuổi 80 trở lên mới được ngồi vào đó (có khi cả mấy chục năm người có người đủ tiêu chuẩn để ngồi ở đó).  Do vậy nên có tên là Nghè (Nghè Giáp) để phân biệt với các đình, đền khác sau này.

Anh-tin-bai

Nhắc đến Nghè Giáp người dân Cổ Định ai ai cũng đều nói cho nhau câu thơ còn lưu truyền từ xa xưa của lịch sử quê nhà, đó là:

“Đường lâu bài văn vật

Tùy điện khởi tôn ty”

Dịch nghĩa: “Từ thời nhà Đường, Nghè Giáp là lầu để (cất giữ) những bằng sắc

Bắt đầu từ thời nhà Tùy đã có điện thờ này”.

Căn cứ vào nội dung bia “Trường Xuân hoàng đế” mà năm 1965 nhà Sử học Đào Duy Anh đã tìm thấy khi về Thanh Hóa sưu tầm thì Nghè Giáp là một trong số các đền thờ đức thánh lưỡng thường được gọi ông là Tham xung Tá thánh có tên là Lê Hữu. Ông là con trai thứ 3 của thái thú Lê Cốc (Lê Ngọc).

Vì vậy Nghè Giáp buổi đầu là Thờ tham Xung Tá Thánh Lê Hựu, và thờ cả gia đình ông hy sinh vì có công chống lại Nhà Đường, khi nhà Đường giành được ngôi của nhà Tùy nên có câu  “Thánh Ngũ vị”.

Về sau chạ Kẻ Nứa rồi cá na Giáp còn phối thờ cac vị tiên công đã có mặt ở đây trong buổi đầu lập làng, lập ấp gôm 10 vị tiên công (đứng đầu) các dòng họ: Lê Hứa, Nguyễn, Hoàng, Doãn, Phan, Ngô, Trịnh.

Mặt trước nghi môn của Nghè Giáp đến nay vẫn còn đôi câu đối đắp nổi (có nhiều chữ đã bị bong rơi, làm nét chữ có mờ đi song vẫn đọc được cả hai vế là)

-         Thánh hiển Tự Đinh, Lý, Trần, Lê dĩ lai bách dư đạo sắc phong chúa tể thần quyền, khâm đế bá

-         Linh địa hữu Lãng Thủy na sơn chi mạnh thập thôn phân cổ ấp, văn hoa dân tộc diễn công hầu.

Đại ý nói: Đất Cổ Định từ đời vua Đinh (968-979) đã có hàng trăm người được triều đình phong tặng tước công hầu.

Đây là vùng đất thiêng có mạnh núi nưa Sông Lãng

Tạm dịch: Thánh hiển từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến nay hơn trăm đạo sắc phong đứng đầu thần linh do vua ban.

Linh địa có mạch sông Lãng, núi Nưa phân mười ấp cổ, văn hoa dân tộc có Diễn Công hầu.

Anh-tin-bai

Nghè Giáp có vị trí quan trọng trong làng xã, không chỉ mặt văn hóa tâm linh mà còn là nơi thờ các vị tiên công, có công khai phá buổi đầu lập làng, ở chính gian giữa, trước đây được kê một sập gỗ gụ lớn để cho các ông Nghè ngồi (khi đã vinh quy bái tổ - tức là, những người đậu thái học sinh – tiến sỹ) ngoài ra chỉ những cụ có tuổi 80 trở lên mới được ngồi vào đó (có khi cả mấy chục năm người có người đủ tiêu chuẩn để ngồi ở đó).  Do vậy nên có tên là Nghè (Nghè Giáp) để phân biệt với các đình, đền khác sau này.

Thời Văn Trần, nhân dân Cổ Định cảm kích công lao và tấm lòng trung hiếu của Trần Khát Chân danh tướng thời Trần, ông là người Hà Làng huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc – Thanh Hóa). Ba đời làm thượng tướng quân, ông thuộc dòng dõi Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, thuộc dòng dõi thập đạo tướng quân Lê Hoàn người sáng lập nhà Tiền Lê ở thế kỷ thứ 10, như vậy Trần Khát chân gốc họ Lê ở Châu Ái văn bia ở xã Tương Mai năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) cho biết ông sinh ngày Tân Sửu, tháng Chạp năm Thiên Khánh thứ nhất (1370) Thời Trần Nghệ Tôn, ông có công lớn năm (1390) tiêu diệt chiến thuyền của quân chiêm thành, giết được Chế Bồng Nga, cứu thăng long khỏi bị tai họa tàn phá vì sự xâm lược của giặc nước chiêm thành, vì có công lớn ông được phong làm Long Tiệp Bỗng Thần và được ban thái ấp ở vùng Kẻ Mơ. Khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, ông bị giết cùng với hơn 370 người tham gia hội thề ở núi Đốn Sơn (xã Cao Mật – huyện Vĩnh Lộc), công lao, đức độ của ông được nhiều nơi dựng đền thờ phụng, Nghè Giáp (Cổ Định) được các cụ tiên chỉ chọn làm nơi phối thờ ông.

Thần Nghè Giáp nổi tiếng là linh thiêng nên thời Lê Trung Hưng đã xảy ra vụ việc làng phải chịu đền “vạ voi” cho chúa và phải quay hướng cổng nghè. Chuyện được kể trong mục “Sự tích Mau Đan Lồ”

Hiện nay Nghè Giáp còn giữ được một nhà tiền đường, một trung đường và một hậu cung, cột bằng gỗ lim to cả người ôm không xuể, xung quanh ván dựng được sơn đen (gắn với giai thoại thờ giọt máu của thánh lưỡng khi chạy qua nơi này) và một số đồ thờ kiệu bát cống, cùng một nghi môn cổ Kính, rêu phong.

Năm 1993 Nghè được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Quyết định số 59 ngày 12 tháng 01 năm 1993.

CCVH – XH

Lê Văn Sơn

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND Xã Tân Ninh
Địa chỉ: UBND Xã Tân Ninh
Email:......
Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Tài Tuệ; Chức vụ:Trưởng phòng Văn Hóa - Xã Hội
Ghi rõ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa xã Tân Ninh hoặc tanninh.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT